Hỗ trợ online
Hỗ trợ online :
Mrs. Ngoan
0989 107 833
Công ty
0934 094 884
Hình ảnh công ty
Thống Kê Truy Cập
Đang Online : 8
Tổng truy cập : : 1255046
Chi Tiết
Diện mạo mới của ga Hà Nội sau khi có cầu vượt 25 tỷ đồng

Với sự xuất hiện của cầu vượt bộ hành, khách đi tàu phía Nam tại Hà Nội không phải đi vòng qua nhiều đường ray để tìm đúng tàu và toa của mình như trước đây.

Sau gần 2 tháng thi công, ngày 21/2, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã khánh thành cầu đi bộ trong ga Hà Nội.

Cầu đi bộ trong ga Hà Nội bắc ngang trên đường tàu chạy có tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng, được thiết kế với 2 cầu vượt phía Bắc và phía Nam.

Cầu được thiết kế mái che bằng tấm nhựa tổng hợp, kính chịu lực, sàn lát gạch chống ồn và chống trơn. Trên cầu lắp đặt đầy đủ điện chiếu sáng, biển báo, biển chỉ dẫn cho hành khách.
Ke trung gian có hai cầu thang 2 bên, chiều rộng mỗi cầu thang là 1,35m, gồm 1 trơn dài kéo hành lý rộng 0,6m và một dải bậc cầu thang rộng 0,75m.
Vị trí xây dựng cầu vượt bộ hành phía Bắc có tim trùng với cửa ra vào ga số 7, cầu vượt bộ hành phía Nam có tim cầu trùng với cửa ra vào ga số 4. Đây là 2 vị trí thuận lợi nhất để hành khách lên xuống cầu ra tàu và phù hợp với các khu ga.
Việc xây dựng và đưa vào sử dụng cầu vượt bộ hành là một giải pháp tổ chức giao thông đối với ga Hà Nội giúp cho hoạt động tác nghiệp tại các khu ga, đưa tiễn hành khách lên xuống tàu thuận lợi và an toàn.
Trong thời điểm tàu rời sân ga hoặc về bến, cầu vượt đã giúp cho nhà ga đón đưa hành khách thuận tiện hơn, hành khách rời ga an toàn hơn và rút ngắn khoảng thời gian chờ tàu.
Hành khách sau khi xuống tàu thuận tiện lên cầu thang với hành lý kéo dọc dải trơn dài.
Cầu có khổ rộng lưu thông là 2,40m, mỗi cầu dài 37,20m, từ ke cơ bản đến ke trung gian số 3.
Trên ke cơ bản bố trí được một cầu thang rộng 2m gồm 1 dải trơn kéo hành lý rộng 0,5m và 2 dải bậc thang 2 bên mỗi dải rộng 0,75m đủ rộng cho một người cùng hành lý xách tay.
Phóng to
Hàng năm ga Hà Nội đưa đón khoảng 3,5 triệu lượt hành khách, tuy nhiên việc đi lại và đưa tiễn khách lên tàu tại một số đường ga chưa được thuận tiện. Hành khách phải đi vòng về 2 đầu ga, vượt ngang các đường ray để lên xuống tàu gây khó khăn và mất an toàn trong mỗi khu ga khi có tàu đi/đến.
Trong thời gian tới, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam sẽ có những phương án giúp hành khách đi tàu ra vào ga ở cổng Trần Quý Cáp được thuận tiện hơn, tránh phải vất vả băng qua đường ray tàu như hiện nay.

Diện mạo mới của ga Hà Nội sau khi có cầu vượt 25 tỷ đồng - CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BẢO THÀNH